Nhận biết huyết áp cao hay thấp thông qua chỉ số và biểu hiện!

Bệnh huyết áp ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội con người. Rất nhiều người không hề biết mình bị mắc bệnh, chỉ khi phát bệnh hoặc tái phát nhiều lần rồi đi khám mới biết mắc bệnh huyết áp cao hoặc thấp. Vậy làm sao để nhận biết chúng ta có bị bệnh huyết áp cao hay bệnh huyết áp thấp không? Bạn hãy tìm hiểu thêm bài viết sau:

Chỉ số huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp là số đo thể hiện lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số huyết áp được biểu thị bằng 2 chỉ số: chỉ số đứng trước là huyết áp tâm thu, chỉ số đứng sau là huyết áp tâm trương và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn chỉ số huyết áp tâm trương. Khi viết chỉ số huyết áp, bác sĩ thường viết dưới dạng tỉ lệ.

 

 

Nhận biết huyết áp cao, huyết áp thấp

Có 2 cách để chúng ta nhận biết mình bị huyết áp cao hay thấp ngay tại nhà đó là: nhận biết bằng chỉ số đo và nhận biết bằng dấu hiệu, biểu hiện.

1. Bằng chỉ số khi đo

Dựa vào chỉ số khi đo, chúng ta sẽ biết huyết áp của mình là  cao hay thấp, là bình thường hay bất thường. Trong trạng thái nghỉ ngơi, người nào có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg thì được coi là huyết áp thấp. Còn đối với người có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên là huyết áp cao.

2. Bằng dấu hiệu

Bên cạnh nhận biết bằng chỉ số thì ta có thể nhận biết bằng một số biểu hiện đặc trưng sau:

●       Nhịp tim nhanh

Nếu bạn cảm thấy tim mình hay đập thình thịch, nhanh hơn bình thường thì rất có thể bạn đã bị huyết áp cao. Điều này thường xuất hiện khi huyết áp cao quá 140/90 mmHg do tim đang làm việc nhiều hơn, nhanh hơn để máu được đẩy vào mạch nhằm cung cấp đủ máu cho toàn bộ các mô của cơ thể.

●       Đau đầu

Phần lớn các bệnh nhân bị huyết áp cao đều nói họ hay bị đau đầu khi huyết áp lên cao. Cơn đau đầu sẽ trở nên nặng hơn sau khi gặp căng thẳng hoặc hoạt động thể chất quá sức. Mức độ và tính chất đau ở mỗi người sẽ khác nhau, thường là đau ở vùng đỉnh đầu hơn. Cơn đau dữ dội ập đến bất chợt và không có sự thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.

 

●       Chóng mặt

Biểu hiện này thường thấy ở người có huyết áp thấp, nhất là khi họ thay đổi tư thế đột ngột sau khi ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu. Điều này khiến việc đi lại cùng các hoạt động trở nên khó khăn, dễ dàng xuất hiện đột quỵ. Vì thế, chúng ta cần phải hết sức lưu ý tới dấu hiệu này.

●       Ngất xỉu

Ngất là biểu hiện đặc trưng của huyết áp khi bị hạ xuống thấp trầm trọng. Đây là biểu hiện đáng sợ nhất nếu gặp phải. Nếu không được sơ cứu kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ rơi vào tình trạng gãy xương, chấn thương các cơ quan khác cùng khả năng tử vong cao.

Trên đây là một số cách giúp bạn tự nhận biết căn bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Tuy nhiên, chúng ta cần phải theo dõi huyết áp bản thân trong một khoảng thời gian cụ thể và có sự chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!