Tình trạng nhịp tim chậm, huyết áp cao là hai tình trạng trái ngược nhau của căn bệnh huyết áp. Sẽ thật khó để mọi người nhận biết mình đang bị gì khi mọi người gặp phải tình trạng này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Huyết áp cao
Cao huyết áp là tình trạng mà áp lực của máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu đi tới các tế bào quá cao. Nếu áp lực này ngày càng tăng lên theo thời gian thì nó sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác. Việc huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim,… Khi người bệnh mắc cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch chủ tăng cao, gây nhiều sức ép cho các mô và khiến các mạch máu bị tổn thương theo thời gian.
Nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim. Tức là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim – nút xoang hoạt động không bình thường hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim bị thương tổn, không còn nguyên vẹn vì một nguyên nhân nào đó. Đặc biệt, ở những trường hợp chuyển biến nặng, tim sẽ đập rất chậm khiến cho lưu lượng tuần hoàn máu rất thấp. Dẫn đến việc cơ thể không được đáp ứng đủ lượng máu nuôi sinh ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Do nhịp tim chậm thường không có triệu chứng rõ ràng nên mọi người đều băn khoăn không biết vấn đề này có nguy hiểm hay không để phòng ngừa. Trên thực tế, nếu nhịp tim chậm có mức độ nghiêm trọng mà không được thăm khám, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề có thể xảy ra như: ngất xỉu, co giật,…
Huyết áp cao nhịp tim thấp có đáng lo ngại?
Nếu bạn là người đang dùng thuốc điều trị huyết áp mà bạn gặp tình trạng này là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn không dùng bất kỳ một loại thuốc nào mà vẫn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu xem nguyên nhân. Vì đôi khi nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải căn bệnh huyết áp cao. Nếu gặp tình huống này, bạn nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục và ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, stress để có thể làm tăng huyết áp tạm thời của bạn.
Như vậy, đây là một biểu hiện nguy hiểm. Nếu bạn là người có biểu hiện này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có lộ trình điều trị phù hợp với cơ thể. Để tránh những biến chứng trở nặng của tình trạng này, bạn nên giảm lượng muối, tránh các thực phẩm gây tăng huyết áp và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.