Ngày nay, giới trẻ bị huyết áp cao ngày càng nhiều. Vậy lý do tại sao mà căn bệnh này đang dần trẻ hóa? Bạn hãy đọc thêm bài viết sau để biết thêm thông tin nhé.
Bệnh huyết áp cao là gì?
Cao huyết áp là tình trạng mà áp lực của máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu đi tới các tế bào quá cao. Nếu áp lực này ngày càng tăng lên theo thời gian thì nó sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác. Việc huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim,… Khi người bệnh mắc cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch chủ tăng cao, gây nhiều sức ép cho các mô và khiến các mạch máu bị tổn thương theo thời gian.
Dựa vào chỉ số khi đo, chúng ta sẽ biết huyết áp của mình là cao hay thấp, là bình thường hay bất thường. Trong trạng thái nghỉ ngơi, người nào có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên là huyết áp cao.
Nguyên nhân bị bệnh huyết áp
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ chủ yếu là do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Ở người trẻ, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp có nguyên nhân thì cao hơn so với người già. Các nguyên nhân có thể gặp là:
- Bệnh lý thận mạn tính
- Ăn quá nhiều muối
- Tâm lý căng thẳng, stress
- Mất thăng bằng nội tiết tố
- Uống nhiều rượu , bia
- Sử dụng chất kích thích
Ngoài ra, còn có yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là môi trường xung quanh.
Biến chứng không ngờ của bệnh tăng huyết áp
Khi huyết áp tăng cao theo thời gian, nó sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng của cơ thể. Bao gồm các biến chứng sau:
- Suy tim: Đây là một tình trạng biến chứng đặc trưng của cao huyết áp mà trong đó, tim không thể bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể. Điều này khiến cho trái tim to lên và trở nên yếu đi.
- Phình, xơ vữa động mạch: Một biến chứng nghiêm trọng hơn đối với động mạch đó là phình, xơ vữa động mạch. Khi căn bệnh tiến triển có xuất hiện biến chứng này, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội tạng và đe dọa đến tính mạng;
- Suy thận: Các mạch máu trong thận trở nên hẹp lại và hàm lượng natri cao làm gánh nặng gây suy thận.
- Nhồi máu cơ tim: Động mạch chủ bị eo hẹp ở một số nơi trong cơ thể dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu tới các cơ quan. Đặc biệt là cho tim, thận não, và chân có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận…
Như vậy, căn nguyên gây ra căn bệnh huyết áp cao ở giới trẻ là rất nhiều. Do đó, mọi người nên tránh các yếu tố có thể gây ra bệnh cao huyết áp để có một trái tim khỏe mạnh.