Huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

Càng về già, huyết áp và nhịp tim càng thay đổi. Các chỉ số không còn đạt tiêu chuẩn như trước đây nữa. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà mọi người lo lắng vì huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi khác so với người trẻ. Và bài viết sau đây là sự chứng minh cho điều đó.

Sự thay đổi huyết áp ở người cao tuổi

Huyết áp được định nghĩa là số đo thể hiện lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Huyết áp được biểu thị bằng 2 chỉ số: chỉ số đứng trước là huyết áp tâm thu, chỉ số đứng sau là huyết áp tâm trương và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn chỉ số huyết áp tâm trương. Khi viết chỉ số huyết áp, bác sĩ thường viết dưới dạng tỉ lệ. Huyết áp được chi phối bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản trên thành mạch máu.

Để giữ huyết áp cân bằng, vai trò của các xoang cảnh và tiểu thể cảnh tại động mạch cảnh là quan trọng nhất. Tuy nhiên, hai cơ quan này lại trở nên ít nhạy cảm hơn khi mà cơ thể chúng ta dần lão hóa. Điều này chính là lý do tại sao những người già hay bị hạ đường huyết khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang đứng dậy. Bên cạnh đó, khi càng lớn tuổi, động mạch sẽ càng trở nên dày hơn, cứng hơn và kém linh hoạt . Do có những sự thay đổi trong mô liên kết của thành mạch máu. Yếu tố này sẽ làm cho huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao lên, khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự dày lên của các sợi cơ tim, từ đó dễ gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim, gây nhồi máu cơ tim. Không chỉ như vậy, các thành mao mạch cũng sẽ dày lên làm cản trở tốc độ trao đổi chất dinh dưỡng của các tế bào với nhau.

Sự thay đổi nhịp tim ở người cao tuổi

Nhịp tim là tổng số lần tim đập trong khoảng 1 phút. Nhịp tim thường tỉ lệ thuận với chỉ số huyết áp và thay đổi tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt, tuổi tác cùng những yếu tố khác nhau ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Một người trưởng thành có nhịp tim ổn định là ở trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.

Nhịp tim được điều khiển bởi nút xoang, cơ quan có nhiệm vụ làm chủ nhịp. Xung động sẽ lan khắp cơ tim qua hệ thống dẫn truyền, giúp cho bốn buồng tim hoạt động nhịp nhàng, ăn ý, phối hợp cùng nhau như một thể thống nhất. Càng trở nên lớn tuổi, sự lão hóa sẽ khiến nút xoang và hệ thống dẫn truyền dần bị xơ hóa. Ngoài ra, cấu trúc của cơ tim cũng bị biến đổi làm con đường dẫn truyền không còn nguyên vẹn, hậu quả là xảy ra các rối loạn về nhịp tim.

Nói tóm lại, tuổi cao là điều kiện, yếu tố để các bệnh lý phát sinh ra nhiều hơn. Với các tiến bộ y khoa như ngày nay, các biến cố về tim mạch và huyết áp ở người cao tuổi đang từng bước được kiểm soát và đề phòng giúp tuổi thọ kéo dài hơn. Hiểu biết các vấn đề trên, tuân thủ và theo dõi các chỉ số thường xuyên, định kỳ sẽ giúp người cao tuổi tận hưởng thêm nhiều năm vui sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!