Huyết áp lúc cao lúc thấp có nguy hiểm không?

Có nhiều người mỗi khi đo huyết áp sẽ ra một giá trị khác nhau nên rất khó để nhận biết mình có bị mắc bệnh huyết áp hay không.Không chỉ vậy, huyết áp lúc cao, lúc thấp có nguy hiểm không cũng là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc đó.

Huyết áp thay đổi ra sao trong hệ mạch?

Chỉ số huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch, khi huyết áp đạt cao nhất là ở động mạch chủ, càng xa động mạch chủ rồi thì huyết áp càng giảm dần và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

 Việc huyết áp thay đổi thất thường gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi người bệnh mắc vấn đề về huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch chủ rối loạn lung tung sẽ gây nhiều sức ép cho các mô và khiến các mạch máu bị tổn thương theo thời gian.

Ba yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp:

  • Lực co bóp của tim ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp: Khi lực co bóp của tim càng mạnh thì thể tích máu được bóp vào càng tăng. Lượng máu tăng làm áp lực ở thành mạch tăng và huyết áp cũng tăng.
  • Thể tích máu có trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao. Do đó, ở những vị trí càng xa động mạch chủ thì lượng máu được bơm đến càng ít nên huyết áp cũng theo đó mà giảm dần.
  • Trái ngược với diện tích tiết diện của mạch máu, diện tích của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Do đó nên khi co mạch, tiết diện của lòng mạch giảm xuống, áp lực lên thành mạch lại tăng lên dẫn đến việc huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện của mạch máu tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm và khiến huyết áp hạ xuống. Điều này được ứng dụng để bào chế thuốc để điều trị và kiểm soát huyết áp thất thường.

Cách hạn chế tình trạng huyết áp lên xuống thất thường

Khi bị rối loạn huyết áp, chúng ta cần phải kiểm soát chúng ở mức ổn định. Để hạn chế được tình trạng đó bạn cần phải thực hiện nghiêm túc những điều sau:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt phải hợp lý
  • Phải có lối sống lành mạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích
  • Giảm thiểu căng thẳng, stress và áp lực.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên, định kỳ
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường rất khó để kiểm soát. Nếu như tình trạng này kéo dài và không được điều trị thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác như thận, mạch máu và thậm chí là mắt làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Do đó, nếu là người có huyết áp bất thường, bạn phải đi khám ngay lập tức và theo dõi nghiêm ngặt sức khỏe của bạn thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!