Khi nhắc tới huyết áp, chúng ta thường nghĩ ngay tới bệnh huyết áp cao. Tuy vậy, huyết áp thấp cũng khá phổ biến và dễ mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem liệu huyết áp thấp có nguy hiểm như chúng ta thường nghĩ không nhé!
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp là chỉ số đo lực tác động của máu lên thành động mạch khi máu chảy qua, đơn vị được tính bằng milimet thủy ngân. Người bị chỉ định mắc huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp ở mức nhỏ hơn chỉ số bình thường, cụ thể là thấp hơn 90 / 60 mmHg. Chúng ta có thể hiểu nôm na là khi chỉ số trước hoặc sau của bạn nhỏ hơn chỉ số tiêu chuẩn kia, thì huyết áp của bạn là huyết áp thấp.
Có một số trường hợp xuất hiện cơn hạ huyết áp rồi hồi phục nhanh chóng, không có triệu chứng và không cần chữa trị. Tuy nhiên thì vẫn có những trường hợp nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng con người. Huyết áp thấp xảy ra ở rất mọi độ tuổi, ít có những hiểu hiện nguy hiểm nên thường bị mọi người coi thường.
Nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp có nhiều yếu tố gây nên, có thể kể đến những nguyên do đẫn đến bệnh huyết áp là:
- Mất nước: Mất nước làm giảm lượng nước có trong lòng mạch, gây ra giảm thể tích tuần hoàn máu. Từ đó gây ra tình trạng hạ huyết áp.
- Mất máu: Khi máu bị mất nhiều do vết thương của cơ thể cũng có thể khiến huyết áp giảm.
- Suy dinh dưỡng: Cơ thể chúng ta rất cần Vitamin B12 và Acid folic, đó là những chất quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nếu các chất này bị thiếu hụt sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng thiếu máu và dẫn đến việc hạ huyết áp.
- Bệnh tim mạch, bệnh nền như tiểu đường, suy thận, rối loại tiền đình……cũng gây huyết áp giảm.
- Hạ huyết áp tư thế: Thay đổi tư thế đột ngột khiến tuần hoàn máu bị đình trệ tạm thời, máu không kịp quay trở lại tim để thực hiện lần tống máu tiếp theo.
Triệu chứng
Khi mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh thường có những biểu hiện của bệnh như:
- Mệt mỏi
- Choáng, ngất
- Hoa mắt, mờ mắt
- Suy nhược cơ thể
- Buồn nôn
- Mất tập trung
Biến chứng
Không hề kém cạnh huyết áp cao, huyết áp thấp cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tổn thương các cơ quan là di chứng khó chữa nhất. Nguyên nhân là các cơ quan không được cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời dẫn đến việc bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là cơ quan não bộ. Tiếp đến là bệnh Alzheimer, huyết áp thấp làm não bị thiếu máu, các thế bào thần kinh không được nuôi dưỡng nên chức năng thần kinh bị suy giảm, do đó trí nhớ cũng vì vậy mà kém đi.
Có nhiều người quan niệm rằng chỉ huyết áp cao mới gây nguy hiểm. Và luôn tìm cách để hạ huyết áp của mình mà không thể ngờ rằng, bệnh lý huyết áp thấp cũng là căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, bạn cần có chế độ ăn phù hợp kết hợp lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quát về bệnh lý này.