Tim đập nhanh cũng là một biểu hiện của tình trạng cao huyết áp. Tuy nhiên thì hầu như không có ai nhận biết được tình trạng này. Vì vậy, chúng tôi muốn mọi người sẽ có nhiều thông tin hơn về vấn đề này để tự mọi người có thể kiểm soát được sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân tăng huyết áp khiến tim đập nhanh
Nguyên nhân của vấn đề này là do: Khi huyết áp tăng cao, cơ tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản thành lòng mạch rồi vận chuyển máu đi nuôi các bộ phận. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến cơ tim phát triển dày lên và thay đổi cấu trúc tim dẫn tới hàng loạt các rắc rối liên quan đến hệ thống dẫn truyền điện tim. Điều này gây rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ. Do đó, huyết áp cần phải được theo dõi và có biện pháp kiểm soát tốt, tránh những hậu quả tiêu cực về sau như: Suy tim, nhồi máu cơ tim, đột tử…
Mức nguy hiểm của tim đập nhanh
Tình trạng tim đập nhanh sẽ gây nguy hiểm và là yếu tố phát triển của một số bệnh nghiêm trọng:
- Bệnh lý về tim mạch như bệnh hở van tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, bệnh nhồi máu cơ tim cùng nhiều bệnh khác.
- Rối loạn nhịp thở, nhịp tim.
- Có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, suy giáp.
- Dễ dàng mắc các bệnh tiểu đường, đái tháo đường.
- Bệnh phổi, lao.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà dẫn đến mức độ khó khăn khi hoạt động của tim. Nếu trường hợp nhịp tim quá nhanh cũng có thể gây nguy hiểm. Một số người bị nhịp tim nhanh không có triệu chứng và các biến chứng không tiến triển nên không thể nhận biết được căn bệnh. Về lâu về dài, nó có thể là nguy cơ của các cơn đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột và tử vong.
Cách kiểm soát nhịp tim tốt hơn
Bạn có thể cải thiện nhịp tim bằng cách thực hiện những điều cần thiết sau đây:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, khoa học: Người bị cao huyết áp nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu omega 3 tốt cho tim mạch như cá, các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt… và không nên ăn các loại thức ăn đã chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp có nhiều dầu, mỡ động vật, trứng, sữa béo cùng các chất có hại tới sức khoẻ.
- Năng vận động, chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga,… khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp con người tăng cường sức khỏe của tim.
- Không được làm việc quá căng thẳng,nặng nhọc.
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích khác.
Như vậy, tim đập nhanh vì nhiều lý do, có thể là do tâm lý, nhưng cũng có thể là do dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm nào khác. Vì thế nên để có một trái tim khỏe, bạn cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi khám định kỳ để phát hiện những biểu hiện bất thường và có cách giải quyết hợp lý, tránh những biến chứng nặng và những điều không mong muốn xảy ra.